lỗi
  • JFolder::create: Could not create directory Path: /home/u891045158
  • JFolder::create: Could not create directory Path: /home/u891045158

Top 10 công nghệ ô tô quan trọng nhất đầu thế kỷ 21

Trong vòng 25 năm qua, các kỹ sư ô tô đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều công nghệ mới, trong đó có thể nói tới 10 công nghệ quan trọng nhất góp phần tạo ra những chiếc xe hiện đại nhất hiện nay.

1. Công nghệ đèn pha xe ô tô (1991)

den pha ford ranger

Đèn Bi Xenon trang bị trên xe bán tải Ford Ranger

Ngay từ những năm 1990, đèn pha xe ô tô đã diễn ra cuộc cách mạng thay đổi từ đèn dây tóc Halogen truyền thống sang loại đèn Bi Xe-non (Hay còn gọi là đèn phóng điện cường độ cao H.I.D- Viết tắt High Intensity Discharge). Loại đèn này phát sáng dựa trên việc phóng tia lửa điện kích thích các phân tử khí trơ trong bóng đèn (khí Xe-non) lên mức năng lượng cao và phát sáng. BMW là hãng xe đầu tiên trang bị đèn pha Bi Xe-non cho mẫu 750iL của mình vào năm 1991. Hiện nay đèn Bi Xe-non được coi là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết xe hơi hiện đại, thay thế cho bóng Halogen truyền thống.

2. Hệ thống cân bằng điện tử ESP (1995):

can bang dien tu

 

Hệ thống cân bằng điện tử (Electronic Stability Program - Viết tắt là ESP). Xét về bản chất, ESP là sự kết hợp của nhiều hệ thống cấp dưới khác, bao gồm: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống kiểm soát độ bám ASR, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD.

Nguyên lý hoạt động: Hệ thống cân bằng điện tử dựa vào tín hiệu của các cảm biến bánh xe, nếu hệ thống phát hiện các bánh xe quay với tốc độ khác nhau (khi vào cua, khi đánh lái tránh chướng ngại vật...), ESP sẽ can thiệp ngay vào hệ thống phanh để giảm tốc độ của xe. Lực tác động lên các bánh xe sẽ khác nhau để đảm bảo xe hạn chế bị văng. Đồng thời, hệ thống cũng can thiệp tới cả động cơ và hộp số để tối ưu hoá hiệu quả làm việc.

Ra đời từ 1995 và được áp dụng đầu tiên trên mẫu xe BMW 750i, đến ngày nay thì hệ thống ESP đã được tối ưu hoá hơn rất nhiều. Đây được coi là một hệ thống an toàn tiêu chuẩn không thể thiếu của các mẫu xe ô tô hiện đại. Những hệ thống cao cấp hơn như Kiểm soát tốc độ hay Kiểm soát hướng lực kéo đều hoạt động dựa trên các tính năng của cân bằng điện tử ESP.

3. Hệ thống kiểm soát lực kéo điện tử (1996):

Mitsubishi là hãng xe đầu tiên phát triển thành công công nghệ này với tên gọi Active Yaw Control (AYC). Hệ thống này sẽ có nhiệm vụ phân phối mô-men xoắn giữa các trục và cho từng bánh một cách tức thì, phân bổ lực kéo một cách hợp lý, giảm thiểu sự trơn trượt do thiếu ma sát ở các bánh xe khác nhau.

4. Hệ thống đèn báo trên đồng hồ táp lô xe (1996):

ford ranger den canh bao

 

 

Đây là một hệ thống đèn hiện thị cảnh báo khi các hệ thống điều khiển khác phát hiện lỗi phát sinh trên xe. Cảnh báo dựa vào tín hiệu của các cảm biến về hệ thống điều khiển động cơ, tình trạng dầu, phanh, hộp số... kể cả cảnh báo lượng khí xả độc hại. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà đồng thời còn giúp chủ nhân chiếc xe lập tức nhận biết, khắc phục những sự cố trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Chìa khóa thông minh (1998):

chia khoa thong minh ford fiesta

 

Vào năm 1998, Mercedes-Benz là nhà sản xuất ô tô đầu tiên đưa ra công nghệ này với hình dáng một chiếc thẻ ATM được làm bằng nhựa bạc với cảm biến nhận diện điện tử để mở cửa xe, chống trộm an toàn hơn. Sau này, các nhà sản xuất ô tô đã cải tiến nó với hình dạng chiếc chìa khóa và tích hợp nhiều tính năng hữu ích cho chủ xe hơn. Đến nay, chìa khóa thông minh cũng là một trong những trang bị tiêu chuẩn của xe hơi hiện đại. Và chiếc chìa khóa thông minh nhất là của mẫu xe BMW 7 Series được tích hợp màn hình cảm ứng với khả năng điều khiển từ xa khi chưa cần bước vào trong xe. Với Ford, gần như tất cả các mẫu xe đều được tích hợp chìa khóa thông minh, đó là Ford Focus, Ford Fiesta, Ford Ecosport, Ford Explorer.

6. Hệ thống kiểm soát hành trình tự động (2000):

kiem soat hanh trinh

Chức năng cảnh báo va chạm trên xe bán tải Ford Ranger

 

Hệ thống kiểm soát hành trình đầu tiên được phát minh vào năm 1945 bởi kỹ sư cơ khí khiếm thị người Mỹ -Ralph Teetor. Năm 2000, hãng xe Mercedes-Benz đã nâng cấp hệ thống này và áp dụng công nghệ điều khiển tự động trên chiếc S-Class 2000 của mình. Hệ thống kiểm soát hành trình sử dụng radar cảnh báo giúp người lái kiểm soát tốc độ, thoải mái hơn trên những hành trình dài với vận tốc ổn định và giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước. Ngày nay người dùng biết đến hệ thống này với các tính năng phổ thông như Cruise Control, Speed Limited..

7. Thiết bị dẫn đường, định vị toàn cầu GPS (2000):


dinh vi toan cau gps

Chức năng định vị dẫn đường trên Ford Everest/Ford Ranger

Oldsmobile (Mỹ) là công ty đầu tiên phát minh ra hệ thống dẫn đường GPS Guidestar vào năm 1995 nhưng bị chính phủ hạn chế, ngăn cản. Sau đó, hệ thống này được nâng cấp và trở nên phổ biến cho người dân sử dụng từ những năm 2000. Hệ thống này giúp tài xế có thể biết được các địa điểm, khu vực mới mà mình định đến mà không cần phải hỏi đường, và nó còn định vị được vị trí của bạn dẫn theo tuyến đường ngắn nhất đến nơi bạn cần.

8. Camera lùi (2002):

 ford ranger 2017 camera lui

 

Chắc không cần nói nhiều mọi người cũng đã quá quen thuộc với chức năng vô cùng hữu ích của Camera lùi trên ô tô. Thiết bị này giúp quan sát phía sau xe khi lùi giúp đỗ xe an toàn hơn. Năm 2002, hãng xe hạng sang Infiniti cho ra mắt camera lùi đầu tiên với tên gọi Q45, chỉ với sang kiến nhỏ bé này đã giúp giảm thiểu rất nhiều những vụ tai nạn do việc lùi xe của các tài xế, nâng cao sự an toàn cho người sử dụng. Hiện nay camera quan sát trên xe đã phát triển hơn rất nhiều như hệ thống camera 180 độ, 360 độ, và là trang bị tiêu chuẩn của hầu hết xe hơi hiện đại.

9. Hộp số li hợp kép (2003):

Hãng xe Đức, Volkswagen là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tiên phong trong việc trang bị đại trà hộp số ly hợp kép cho dòng xe của hãng. So với hộp số tự động truyền thống (sử dụng biến mô-men thuỷ lực và cơ cấu bánh răng hành tinh) thì hộp số ly hợp kép DCT có cấu tạo gọn nhẹ, phù hợp hơn để lắp ráp trên những dòng xe tầm trung với chi phí thấp. Tại Việt Nam, người tiêu dùng thực sự biết đến công nghệ này từ hai mẫu xe Ford FiestaFord Ecosport với hộp số tự động 6 cấp ly hợp kép Powershift.

10. Động cơ Turbo tăng áp (2008):

Cả General Motor (GM) và Ford đã giới thiệu động cơ tăng áp nhỏ gọn đầu tiên của mình vào khoảng năm 2008-2009 trên các dòng xe giá rẻ của hãng. Với công nghệ cải tiến này trên động cơ đã giúp các xe có dung tích động cơ nhỏ hoạt động mạnh hơn với tỉ số nén, nâng cao hiệu suất cho động cơ và tiết kiệm nhiên liệu. Đến nay, người tiêu dùng trong nước biết nhiều đến công nghệ này với các động cơ Ecoboost lừng danh của Ford trang bị trên: Ford Fiesta, Ford Focus, Ford Explorer.

Nguồn: Zing.vn

facbook

^